Nghiên cứu thị trường là gì? Những kiến thức cần biết về nghiên cứu thị trường
Vì sao phải nghiên cứu thị trường? Sản phẩm mới có thành công hay không? Đối tượng khách hàng mục tiêu là ai? Phải tìm họ ở đâu? Vì sao khách hàng lại thích sản phẩm này hơn sản phẩm đối thủ? Liệu giá bán sản phẩm đã hợp lý chưa? Và còn nhiều nhiều câu hỏi nữa mà giới kinh doanh phải đau đầu trước khi quyết định khởi nghiệp hay phát triển một sản phẩm dịch vụ mới. Nhưng tại sao phải mất thời gian để trả lời những câu hỏi này, tại sao không bắt tay làm ngay cho nóng?
Nội dung bài viết
- 1. Bài học trong câu chuyện của CEO Khaosat.me
- 2. Nghiên cứu thị trường (Market Research) là gì?
- 3. Tại sao nghiên cứu thị trường lại quan trọng?
- 4. Top 9 phương pháp nghiên cứu thị trường thông dụng
- 5. 6 bước cơ bản để thực hiện nghiên cứu thị trường
- Bước 1: Xác định mục tiêu và vấn đề
- Bước 2: Chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp
- Bước 3: Thiết kế và chuẩn bị bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường
- Bước 4: Tiến hành thu thập thông tin
- Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu thu thập được
- Bước 6: Đánh giá thực trạng thị trường, năng lực hiện tại, nhân định xu hướng
- 6. Luận
1. Bài học trong câu chuyện của CEO Khaosat.me
“Vào năm 2014, startup đầu tiên của tôi là xây dựng một nền tảng “trung gian giao dịch” khi người mua và người bán ở xa không thể gặp mặt trực tiếp dựa trên mô hình ESCROW. Nền tảng này sẽ nhận tiền từ người mua và chuyển tiền cho người bán nếu người mua nhận được hàng. Người mua thay vì chuyển tiền trực tiếp đến người bán thì họ tạo giao dịch trên nền tảng này để tránh bị người bán lợi dụng chiếm đoạt tiền mà không gửi hàng.
Thoạt đầu nghe ý tưởng này rất thuyết phục vì nó sẽ giải quyết được vấn đề lớn nhất trong giao dịch trực tuyến là lòng tin. Tuy nhiên khó khăn xuất hiện khi tung ra phiên bản thử nghiệm, lúc bấy giờ, người dùng không có thói quen và thậm chí không biết đến thanh toán trực tuyến. Nếu dùng hình thức thanh toán COD thì phí trung gian sẽ bị đẩy lên cao và người dùng sẽ rời bỏ dịch vụ này.
Đây là một ví dụ thất bại thực tế của tôi khi không thực hiện nghiên cứu thị trường. Nếu như biết được tỉ lệ khách hàng chấp nhận thanh toán trực tuyến thấp như vậy thì tôi đã thay đổi mô hình trước khi tiêu hết nguồn lực tài chính vào việc phát triển sai sản phẩm.
Như vậy để giảm tỉ lệ rơi vào nhóm các startup thất bại thì điều đầu là phải hiểu rõ thị trường, hiểu rõ khách hàng và đồng thời tìm hiểu đối thủ để có thể hoạch định một chiến lược hiệu quả. Công việc này chính là nghiên cứu thị trường.”
2. Nghiên cứu thị trường (Market Research) là gì?
Nghiên cứu thị trường hay Market Research là hoạt động thu thập thông tin về thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu thu được nhằm đưa ra những câu trả lời cho những vấn đề phát sinh trong kinh doanh. Nghiên cứu thị trường giúp giảm rủi ro và hỗ trợ cho việc đưa ra quyết định của nhà sáng lập. Điều này giống như việc nếu nhà sáng lập đang ở trong 1 căn phòng tối và đang lần mò cửa ra thì nghiên cứu thị trường sẽ là cây nến để giúp xác định hướng đi và nhanh chóng tìm ra cửa hơn.
Nếu doanh nghiệp chủ quan chỉ nghiên cứu một cách hời hợt hoặc không tìm hiểu kĩ về thị trường trước khi ra quyết định sẽ có tỷ lệ rủi ro cao. Đồng nghĩa với nhiều hậu quả kèm theo mà nặng nề nhất là lãng phí nguồn lực và chiến dịch thất bại.
3. Tại sao nghiên cứu thị trường lại quan trọng?
3.1. Nghiên cứu thị trường giúp giảm rủi ro khi đưa ra quyết định
Nếu không có nghiên cứu thị trường, nhà sáng lập có thể thường xuyên đứng trước những quyết định 50-50, không biết liệu sản phẩm hay chiến dịch truyền thông này có thành công hay không. Nhưng nếu nhà sáng lập hiểu hơn về người dùng và đối thủ thông qua những báo cáo thị trường thì lúc này nhà sáng lập đã có những đối sách hợp lí hơn, không còn là những quyết định tỷ lệ 50-50 nữa mà có thể là 70-30 hoặc 20-80.
Nghiên cứu thị trường là công cụ giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường và khách hàng từ đó đưa ra được các biện pháp thâm nhập thị trường thích hợp, càng hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng càng có nhiều cơ hội để khách hàng chọn và tin dùng sản phẩm của bạn.
Cần lưu ý nghiên cứu thị trường không phải là cánh cửa 100% mang bạn đến thành công nhưng nó là chiếc la bàn chỉ bạn hướng đi đến cánh cửa đó. Nhờ khảo sát thị trường, bạn không phải lăng tăng lo lắng về lãng phí công sức, tiền bạc và tránh được nhiều quyết định sai lầm.
3.2. Các công dụng hỗ trợ khác của nghiên cứu thị trường
- Giúp tìm ra những thị trường phù hợp và tiềm năng và các cơ hội dành cho sản phẩm của bạn, các xu hướng và triển vọng của thị trường để phát triển sản phẩm trong tương lai.
- Cho phép thu gọn tầm nhìn và tổng hợp nguồn lực vào phạm vi nhất định một cách hiệu quả. Từ đó ưu tiên phát triển các mục tiêu cụ thể trong ngắn hạng và lên kế hoạch dài hạn trong tương lai .
- Giúp xác định điểm mạnh điểm yếu. Đánh giá các nỗ lực trong thời gian qua có hiệu quả không hay lãng phí như thế nào để từ đó tiến hành những điều chỉnh tối ưu cần thiết.
- Nghiên cứu thị trường giúp hiểu rõ hơn về nhu cầu người tiêu dùng từ đó tìm ra các ý tưởng để phát triển sản phẩm mới.
4. Top 9 phương pháp nghiên cứu thị trường thông dụng
4.1. Phương pháp điều tra, khảo sát (Surveys):
Phương pháp này sử dụng bảng hỏi khảo sát ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề để lấy ý kiến từ người tham gia khảo sát. Mẫu càng lớn thì mức độ chính xác càng cao và kết quả điều tra càng ý nghĩa. Phương pháp nghiên cứu bao gồm các dạng sau đây:
4.1.1. Phỏng vấn trực tiếp (In-person surveys)
Thường được thực hiện tại những địa điểm đông người qua lại như nơi công cộng, công viên hoặc trung tâm thương mại. Mục đích phương pháp nghiên cứu thị trường này nhằm quảng cáo, tiếp thị sản phẩm mới đến người dùng, đồng thời thu thập thông tin phản hồi trực tiếp. Phỏng vấn trực tiếp đảm bảm chất lượng và số lượng phản hồi tuy nhiên chi phí lại cao do cần nhiều thời gian và nguồn lực.
4.1.2. Khảo sát trực tiếp (In-person surveys)
Đây là một dạng khác của phỏng vấn trực tiếp nhưng thay vì trao đổi trò chuyện thì phương pháp khảo sát trực tiếp sử dụng bảng câu hỏi khảo sát thị trường đã được thiết kế từ trước, in ra giấy và đưa cho mọi người điền thông tin. Tỷ lệ số lượng chấp thuận đề nghị khảo sát của phương pháp này thấp hơn phỏng vấn trực tiếp nhưng số liệu lại rõ ràng hơn, dễ dàng tổng hợp hơn.
Hiện nay Khaosat.me cung cấp một cải tiến của khảo sát trực tiếp là thay vì dùng giấy, mọi người có thể sử dụng tablet hoặc smartphone, tạo bảng hỏi và trả lời ngay trên thiết bị di động. Bảng hỏi và kết quả trả lời sẽ được thu thập, phân tích và lưu trữ ngay trên server, chỉ cần đăng nhập tài khoản là có thể xem, điều này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian nhập liệu, phân tích và hạn chế sai số. Ngoài ra, công nghệ khảo sát thị trường mới này còn sở hữu nhiều tính năng khác như chụp ảnh check-in địa điểm, chụp ảnh người trả lời, kiểm soát lộ trình khảo sát viên, qua đó đảm bảo độ trung thực của khảo sát.
4.1.3. Khảo sát qua thư điện tử (Email surveys)
Đây là phương pháp gửi bảng hỏi thông qua Email đến tập khách hàng, khảo sát qua thư điện tử cần sự đầu tư để có được sự phản hồi thường sẽ đi kèm với một bài học nào đó, tỉ lệ phản hồi chỉ rơi vào khoảng 3-5% nhưng bù lại chi phí bỏ ra lại vô cùng rẻ.
4.1.4. Khảo sát qua điện thoại (Telephone surveys)
Đây là phương pháp thu thập thông tin người dùng từ trước và gọi điện xin ý kiến đánh giá. Phương pháp này ít tốn kém, tuy nhiên do người dân không mấy thiện cảm với tiếp thị từ xa nên bảng câu hỏi khảo sát khách hàng thường rất ngắn gọn, chú trọng vào đánh giá sản phẩm theo thang điểm, tỉ lệ chấp nhận khảo sát dạng này cũng không cao.
4.1.5. Khảo sát trực tuyến (Online surveys)
Bằng cách tạo bảng hỏi khảo sát trên internet và chia sẻ vào các diễn đàn, hội nhóm để tham khảo ý kiến mọi người, phương pháp này tốn rất ít chi phí. Tuy nhiên tỷ lệ phản hồi rất khó dự đoán vì ít có ai dành thời gian để làm giúp khảo sát do đó phương pháp này thường được thực hiện dưới hình thức khảo sát nhận quà để khuyến khích lượng người trả lời (user).
Khảo sát nhận quà hay khảo sát kiếm tiền nghĩa là user sẽ đăng kí tài khoản tại một website và trả lời khảo sát trên đó, mỗi câu trả lời sẽ được tích điểm, đạt móc điểm thích hợp user sẽ được nhận quà (thẻ cào, voucher giảm giá, tiền chuyển vào tài khoản,…).
Tuy nhiên, một vấn đề khác lại xuất hiện là kết quả không đáng tin cậy vì không kiểm soát được thông tin phản hồi. Để giải quyết tình trạng đau đầu này, Khaosat.me tạo ra một nền tảng kiểm tra độ trung thực trong quá trình khảo sát. Trong bảng hỏi sẽ xuất hiện những câu test độ trung thực ngẫu nhiên, nếu trả lời sai, thang điểm trung thực sẽ giảm, đến mức nhất định user sẽ bị hạn chế các ưu đãi, thậm chí khóa tài khoản. Do đó lượng user của Khaosat.me đảm bảo về số lượng lẫn chất lượng.
Ưu nhược điểm của phương pháp điều tra, khảo sát (Surveys)
4.2. Phương pháp quan sát hành vi (Observation)
Những phản hồi của người khảo sát đôi khi khá sơ xài chỉ đánh cho có chứ chưa chắc đúng những gì họ từng trải qua. Do đó bằng cách quan sát hành vi của họ khi làm việc hay mua sắm sẽ cho chúng ta hiểu được thói quen của họ. Tuy nhiên phương pháp này tốn khá nhiều thời gian để thu được dữ liệu đáng tin cậy.
Ưu nhược điểm của phương pháp quan sát hành vi (Observation)
4.3. Phương pháp phỏng vấn nhóm (Focus Groups) và phỏng vấn sâu (Personal Interviews)
Phương pháp này sẽ mời một nhóm người vào khu vực tách biệt có gắn các thiết bị thu âm, ghi hình. Người điều phối sẽ chuẩn bị sẵn các bảng câu hỏi khảo sát, thường là câu hỏi mở nhằm dắt dẫn cuộc thảo luận giữa nhóm người này để thu được thông tin cần thiết.
Phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu thu được nhiều thông tin hơn khảo sát thị trường thông thường, tuy độ tin cậy thấp vì không đại diễn cho số đông nhưng lại cụ thể hơn về cảm nhận từ đó có thể giúp hiểu rõ hơn về khách hàng để phát triển sản phẩm và dịch vụ mới.
Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn nhóm (Focus Groups)
Ưu nhược điểm của phương pháp phỏng vấn sâu (Personal Interviews)
4.4. Phương pháp theo dõi hành vi sử dụng Internet, mạng xã hội, wifi, Big Data
Đây là phương pháp nghiên cứu thị trường dựa trên nhu cầu tìm kiếm và hành vi của người tiêu dùng trên internet, những hành vi này ngày qua ngày được thu thập càng nhiều hơn do đó đây là nguồn dữ liệu vô cùng rộng lớn và vì vậy nên cũng cần có một nền tảng chuyên môn để có thể hiểu, phân tích những thông tin này để rút ra được những dữ liệu hữu dụng.
4.5. Phương pháp thử nghiệm (Field trials)
Tung sản phẩm mới tại một vài địa điểm tiềm năng để xem phản ứng khách hàng từ đó có những điều chỉnh thích hợp về giá cả và hoàn thiện sản phẩm là một cách nghiên cứu thị trường hay. Phương pháp khảo sát thị trường này cần nhiều mối quan hệ với các cửa hàng, doanh nghiệp và trang web thương mại điện tử để có thể thử nghiệm và thu thập thông tin dễ dàng.
Ưu nhược điểm của phương pháp thử nghiệm (Field trials)
5. 6 bước cơ bản để thực hiện nghiên cứu thị trường
Bước 1: Xác định mục tiêu và vấn đề
Việc nghiên cứu thị trường có mang lại lợi ích cho doanh nghiệp hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn có xác định đúng vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải hay không và mục tiêu bạn mong muốn là gì. Nếu xác định sai, mọi dữ liệu của bạn là vô nghĩa do đó bước 1 rất quan trọng.
Bước 2: Chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp
Tùy vào mục tiêu, quy mô, nguồn lực mà có thể áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Bạn có thể tham khảo các phương pháp nghiên cứu ở Mục 2 và chọn ra phương pháp phù hợp mang lại hiệu quả nhanh chóng và tiết kiệm nhất có thể.
Bước 3: Thiết kế và chuẩn bị bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường
Mặc dù mỗi phương pháp nghiên cứu thị trường cần có sự chuẩn bị khác nhau nhưng chung quy lại vẫn phải lên kế hoạch, chuẩn bị bảng câu hỏi nghiên cứu thị trường và thiết kế quy trình nghiên cứu thật kĩ để thu được những thông tin chất lượng nhất.
Bước 4: Tiến hành thu thập thông tin
Tại bước này bạn sẽ tiến hành tiếp cận các đối tượng cần lấy thông tin để đưa bảng khảo sát thị trường, phỏng vấn lấy ý kiến, quan sát, thử nghiệm. Trong quá trình này, các câu trả lời và hành vi khách hàng đều được ghi nhận lại.
Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu thu thập được
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, chúng ta sẽ tổng hợp những thông tin đó thành bảng dữ liệu hoàn chỉnh, sau đó sử dụng các phần mềm như Excel, SPSS, Minitab,… để tạo đồ thị một cách trực quan giúp cho quá trình phân tích dữ liệu dễ dàng hơn và mang lại cho doanh nghiệp kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.
Bước 6: Đánh giá thực trạng thị trường, năng lực hiện tại, nhân định xu hướng
Đây là bước mà mọi người liên quan cần ngồi lại để xem xét kết quả vừa có được đã giải quyết được vấn đề của doanh nghiệp hay chưa và áp dụng kết quả vào xây dựng chiến lược và marketing cho doanh nghiệp.
6. Luận
Ta thấy được trong mỗi trường hợp khác nhau, có thể vận dụng các phương pháp khác nhau nhưng nhìn chung phương pháp khảo sát trực tuyến (Online surveys) nếu giải quyết được các mặt hạn chế thì sẽ là phương pháp khảo sát thị trường tốt nhất cho phần lớn mọi người vì tích hợp được các yếu tố: trung thực, nhanh chóng, ít tốn kém và dễ phân tích.
Bây giờ bạn đã hiểu rõ thế nào là nghiên cứu thị trường chưa? Hi vọng rằng bài viết sẽ cho bạn một nền tảng về nghiên cứu thị trường để có thể cùng đồng hành với Khaosat.me tìm hiểu sâu hơn về Market Research trong tương lai.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Market Research và 5 năm tìm hiểu các công nghệ tiên tiến nhất để xây dựng khaosat.me. Khaosat.me tự tin mang đến cho khách hàng dịch vụ nghiên cứu thị trường tại TP. Hồ Chí Minh hiện đại, uy tín, chuyên nghiệp với đầy đủ các tiêu chí:
- Dễ dàng sử dụng
- Dữ liệu trung thực
- Báo cáo trực quan
- Giá cả hợp lý
- Phân tích chuyên sâu
- Hotline: 0837 12 32 32
- Email: [email protected]
- Website: Khaosat.me
Liên hệ ngay cho Khaosat.me để được tư vấn tận tình nhất!
Nguồn: Khaosat.me