Hướng dẫn áp dụng tính năng Display Logic để tạo bảng khảo sát tẻ nhánh
Khảo sát tẻ nhánh là tính năng cho phép bạn thiết lập điều kiện để hiển thị câu hỏi tiếp theo sẽ là gì dựa trên câu trả lời của đáp viên ở câu hỏi hiện tại. Với khảo sát tẻ nhánh bạn có thể làm cho bảng khảo sát ngắn gọn và tập trung vào đúng nội dung cần hỏi, loại bỏ những dữ liệu nhiễu và tăng trải nghiệm người trả lời khảo sát.
Nhằm mục đích tiết kiệm thời gian cho người dùng, Khaosat.me đã đưa ra một tính năng mới để rút ngắn các bước thiết lập điều kiện tẻ nhánh cho bảng câu hỏi, đó là tính năng Display Logic. Tính năng này sẽ giúp cho những ai đang gặp khó khăn hay mất quá nhiều thời gian trong việc thiết lập câu hỏi khảo sát phân nhánh trở nên dễ dàng hơn.
Nội dung bài viết
1. Display Logic là gì?
Đây là tính năng đặt điều kiện cho phép ẩn hoặc hiện câu hỏi tiếp theo sau khi trả lời xong câu hỏi hiện tại. Để dễ hiểu hơn, mình sẽ lấy lại ví dụ Tẻ nhánh LV6 trong bài Hướng dẫn áp dụng tính năng Jump Logic để tạo bảng khảo sát tẻ nhánh, nhưng thay vì thiết lập Jump Logic như bài hướng dẫn trước thì giờ mình sẽ áp dụng Display Logic:
Xem thêm: So sánh tính năng Display Logic và Jump Logic, tính năng nào tối ưu hơn khi tạo khảo sát tẻ nhánh
2. Mức độ khó 6: Tẻ nhánh ứng với đáp án đã chọn ở câu trước
2.1. Mẫu câu hỏi
Q1: Điều gì quý khách chưa hài lòng ở chúng tôi?
- Nhân viên
- Sản phẩm
- Không gian/thiết kế của cửa hàng
- Dịch vụ giao hàng
- Bảo vệ/Bãi giữ xe
Q2: Điều gì làm Quý khách không hài lòng ở Nhân viên?
- Thái độ trong quá trình hỗ trợ khách hàng
- Thời gian xử lý yêu cầu
- Giọng nói/Tốc độ nói
- Khả năng giao tiếp tiếng Anh
Q3: Điều gì làm Quý khách không hài lòng ở Sản phẩm?
- Sắp xếp khó nhìn
- Thiếu bảng giá sản phẩm
Q4: Điều gì làm Quý khách không hài lòng ở Không gian/thiết kế?
- Lối đi hẹp
- Không đủ ánh sáng
- Khó xác định khu vực sản phẩm cần tìm
- Sàn nhà trơn/bẩn
Q5: Điều gì làm Quý khách không hài lòng ở Dịch vụ giao hàng?
- Giao hàng không đúng giờ
- Giao không đúng hàng
- Shipper không thân thiện
Q6: Điều gì làm Quý khách không hài lòng ở Bảo vệ/Bãi giữ xe?
- Bảo vệ không hỗ trợ khách sắp xếp/dắt xe
- Bảo vệ không thân thiện
- Xe không được xếp gọn gàng
Q7: Quý khách có sẵn lòng giới thiệu chúng tôi đến bạn bè hoặc người thân?
Khi thiết lập điều kiện tẻ nhánh lv6 bằng Jump Logic thì bạn phải thiết lập rất nhiều điều kiện cho từng câu hỏi, vì vậy đối với trường hợp này thay vì đặt điều kiện Jump Logic thì bạn có thể thiết lập Display Logic – đặt điều kiện để hiện câu hỏi tiếp theo, sẽ dễ dàng hơn.
2.2. Điều kiện tẻ nhánh
- Nếu ở câu 1 khách hàng lựa chọn “chưa hài lòng về Nhân viên” thì câu 2: ” Điều gì làm khách hàng chưa hài lòng về Nhân viên” sẽ xuất hiện
- Nếu khách hàng còn chọn “chưa hài lòng về Sản phẩm” thì câu 3: “Điều gì làm khách hàng chưa hài lòng về Sản phẩm” sẽ xuất hiện
- Nếu khách hàng còn chọn “chưa hài lòng về Không gian/thiết kế của cửa hàng” thì câu 4: “Điều gì làm khách hàng chưa hài lòng về Không gian/thiết kế của cửa hàng” sẽ xuất hiện
- Nếu khách hàng còn chọn “chưa hài lòng về Dịch vụ giao hàng” thì câu 5: “Điều gì làm khách hàng chưa hài lòng về Dịch vụ giao hàng” sẽ xuất hiện
- Nếu khách hàng còn chọn “chưa hài lòng về Bảo vệ/Bãi giữ xe” thì câu 6: “Điều gì làm khách hàng chưa hài lòng về Bảo vệ/Bãi giữ xe” sẽ xuất hiện.
2.3. Kết quả sau khi thiết lập xong
2.4. Hướng dẫn thao tác (Áp dụng Display Logic)
Trong trường hợp này, khác với Jump Logic, khi sử dụng Display Logic bạn chỉ cần thiết lập từ câu 2.
Thiết lập câu 2:
Nếu như câu 1 khách hàng chọn Nhân viên thì Hiện câu 2: “Điều gì làm Quý khách không hài lòng về Nhân viên“
Thiết lập câu 3:
Nếu như câu 1 khách hàng chọn Sản phẩm thì Hiện câu 3: “Điều gì làm Quý khách không hài lòng về Sản phẩm“
Thiết lập câu 4:
Nếu như câu 1 khách hàng chọn Không gian/thiết kế của cửa hàng thì Hiện câu 4: “Điều gì làm Quý khách không hài lòng về Không gian/thiết kế của cửa hàng“
Thiết lập câu 5:
Nếu như câu 1 khách hàng chọn Dịch vụ giao hàng thì Hiện câu 5: “Điều gì làm Quý khách không hài lòng về Dịch vụ giao hàng“
Thiết lập câu 6:
Nếu như câu 1 khách hàng chọn Bảo vệ/Bãi giữ xe thì Hiện câu 5: “Điều gì làm Quý khách không hài lòng về Bảo vệ/Bãi giữ xe“
Như bạn đã thấy, đối với trường hợp này, khi câu hỏi tiếp theo phụ thuộc vào đáp án đã lựa chọn trước đó thì việc sử dụng điều kiện Display Logic sẽ tiện lợi hơn rất nhiều so với Jump Logic.
3. So sánh Dispaly Logic với Jump Logic. Đâu là phương pháp tối ưu nhất?
Để tránh nhằm lẫn trong việc sử dụng điều kiện Jump Logic và Display Logic, sau đây mình sẽ giúp các bạn phân biệt rõ hai loại điều kiện này.
- Jump Logic là tính năng cho phép bạn thiết lập điều kiện để hiển thị câu hỏi tiếp theo sẽ là gì dựa vào câu trả lời của đáp viên ở câu hỏi hiện tại.
- Display Logic là tính năng thiết lập điều kiện xuất hiện hay ẩn đi cho chính câu hỏi được thiết lập. Tính năng này giúp cho việc đặt điều kiện không quá phức tạp, qua đó giúp người lập khảo sát dễ dàng trong việc thiết lập điều kiện cũng như giúp tiết kiệm được thời gian hơn.
Nhìn chung, trong một số trường hợp Display Logic có thể thay thế cho Jump Logic, giúp cho việc đặt điều kiện trở nên ngắn gọn và dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào Display Logic cũng thay thế cho Jump Logic, nếu bảng câu hỏi có nhiều câu với điều kiện phức tạp thì Jump Logic sẽ giải quyết tốt hơn.
Hầu như hai điều kiện này sẽ được sử dụng song song trong một bài khảo sát phức tạp vì chúng sẽ hỗ trợ lẫn nhau giúp thuận tiện hơn cho người lập khảo sát.
4. Video hướng dẫn sử dụng Display Logic
Để dễ hình dung hơn trong các bước thao tác, mời các bạn theo dõi video hướng dẫn sử dụng Display Logic dưới đây!
5. Kết luận
Với bài hướng dẫn này, Khaosat.me hy vọng sẽ giúp bạn giảm được thời gian cũng như công sức trong quá trình thiết lập điều kiện tẻ nhánh. Mặc dù điều kiện Display Logic rất thuận tiện tuy nhiên không thể thay thế hoàn toàn điều kiện Jump Logic, bởi trong nhiều trường hợp phải dùng điều kiện Jump Logic mới thiết lập được.